• Trang nhất
  • •Giới thiệu
  • •Tin Tức
    • » TIN TỨC CẤP TỈNH-TRUNG ƯƠNG
    • » TIN TỨC CẤP HUYỆN
    • » TIN TỨC ĐOÀN-HỘI-ĐỘI CƠ SỞ
    • » HỌC TẬP VÀ LÀM THEO LỜI BÁC
    • » TÌNH NGUYỆN KHẮP NƠI
    • » HIẾN KẾ CHO ĐOÀN
    • » VĂN HOÁ GIẢI TRÍ
    • » NGƯỜI TÔT VIỆC TỐT
    • » GÓC KỸ NĂNG
    • » LÀM GIÀU KHÔNG KHÓ
  • •Thành viên
    • » Đăng nhập
    • » Đăng ký
    • » Quên mật khẩu
  • •Liên hệ
  • •Thống kê
    • » Theo đường dẫn đến site
    • » Theo quốc gia
    • » Theo trình duyệt
    • » Theo hệ điều hành
    • » Máy chủ tìm kiếm
  • •Lịch công tác tuần
  • •Văn bản - Đoàn - Hội - Đội
  • •Video
 
12:59 ICT Thứ sáu, 22/02/2019
Chào mừng ghé thăm website Huyện đoàn Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Trang nhất » Tin Tức » VĂN HOÁ GIẢI TRÍ

Những mùa vu lan

Thứ năm - 16/01/2014 14:11
Những mùa vu lan

Những mùa vu lan

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng làm buồn trên mắt mẹ nghe không…”
Đã bao giờ bạn tự hỏi lòng mình từ khi khôn lớn bạn đã làm được những gì cho người mẹ yêu thương, dù điều đó là rất đỗi bình thường? Riêng bản thân tôi thật thẹn với lòng vì chỉ một câu “Mẹ ơi con yêu mẹ” tôi cũng chưa từng nói ra cùng mẹ. Suốt một thời cắp sách, kỷ niệm duy nhất tôi gìn giữ được đó là những nếp nhăn trên trán mẹ càng nhiều.
Mùa lễ vu lan năm con học lớp 5 mẹ đã phải vội vã chạy tới trường khi con lỡ tay đánh bạn chảy máu mũi chỉ vì bạn dám nói con là đứa không cha. Mẹ gặp cô giáo chủ nhiệm, gặp bố mẹ bạn con để nói lời xin lỗi, những đồng tiền mẹ gom góp được từ việc mò cua bắt ốc mẹ phải gửi cho bạn con mua thuốc. Về đến nhà mẹ đã quất vào mông con những lằn roi đau nhói, con khóc nức nở mẹ cũng ôm lấy con mà khóc, mẹ không chửi mắng chỉ nói một câu nếu con thương mẹ phải chăm chỉ học hành, mẹ đâu dạy con đánh bạn.
Mùa lễ vu lan năm con học lớp 9, con mê chơi game đến quên cả học hành, mẹ lại phải vội vã lên trường năn nỉ Ban giám hiệu để con tiếp tục được đến trường, lần này mẹ không đánh con nữa mà chỉ âm thầm khóc một mình, khi nước mắt mẹ rơi con thấy lòng nặng trĩu, con thôi hẳn trò chơi.
Mùa vu lan cuối cấp con tất bật lo thủ tục nhập học, tìm nhà trọ nơi phố thị đèn hoa, vui cùng bạn mới đi xem lễ vu lan, con chẳng nhớ mẹ một mình hiu quạnh nơi quê nghèo, mẹ không nhận được ở con một lời chúc.

Mùa vu lan tiếp theo, bạn con hỏi “Bạn thường tặng gì cho mẹ ngày vu lan?” Con ngỡ ngàng không biết phải nói sao vì đã bao giờ con nghĩ tới chuyện tặng quà cho mẹ. Suốt đêm đó con không ngủ được, nhớ lại quãng thời gian bên mẹ, chưa một lần con làm mẹ được vui lòng, chưa bao giờ con nghĩ cho cảm xúc của mẹ, suốt quãng đời học sinh con luôn hờn trách mẹ vì sao mẹ chịu làm lẽ người ta để sinh con ra là một đứa không cha, gia đình không trọn vẹn, bạn bè thậm chí không thèm chơi với con. Con đâu hiểu rằng mẹ đã thương con bằng tình thương của cả cha và mẹ và cũng vì thế để nuôi được con khôn lớn mẹ đã phải vất vả gấp đôi, những lúc con đánh bạn, mê chơi bỏ học, mẹ đã phải muối mặt với người để đỡ con lên, ngày con vào đại học mẹ đã gom hết từng đồng tiền mồ hôi nước mắt để con có được chỗ ăn chỗ ở nơi thành phố. Ngày con vui chơi những chuyến đi xa cùng bè bạn đâu biết rằng mẹ đang chân lấm tay bùn dưới làn nước lạnh như cắt da cắt thịt.

Con đã quá vô tình không để ý đến sự có mặt của mẹ bên đời, con thật ích kỷ chỉ biết nghĩ cho mình và trách mẹ, đôi lúc con tự biện minh cho mình rằng do ở quê nghèo quanh năm lo miếng cơm manh áo cũng chẳng mấy ai để ý đến ngày vu lan báo hiếu làm gì, và quà cáp chỉ là điều xa xỉ. Nhưng qua một đêm thức trắng con nhận ra rằng, tình yêu thương đâu phải cứ thể hiện bằng quà cáp, chỉ cần một lời nói yêu thương, một chén nước mát cho mẹ lúc làm đồng trở về cũng đã đủ để mẹ biết con yêu mẹ. Nước mắt con ướt đầm cả gối, chợt nhớ lời bài hát “Mẹ già như chuối chín cây, gió lay mẹ rụng con phải mồ côi…”, tim con chợt nhói đau và thương mẹ vô cùng, khi giờ này con đang trong chăn êm nệm ấm thì mẹ ở nhà liệu có được đủ ấm trong căn nhà lá trống trước hụt sau.

Suốt một thời cắp sách con chỉ làm mẹ buồn, ngay cả lời cảm ơn mẹ con cũng chưa từng thốt nên lời. Nhưng tận sâu trong lòng, con biết ơn mẹ nhiều lắm, nếu không có những đòn roi và những giọt nước mắt của mẹ thì có lẽ con đã sớm rời bỏ mái trường và đánh mất tương lai. Cảm ơn mẹ - ánh sáng của đời.

Nguồn tin: suctrebinhphuoc.com.vn

Chia sẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: bao giờ, khôn lớn, rất đỗi, bình thường, kỷ niệm, gìn giữ, vội vã, lỡ tay, đánh bạn, cha mẹ, giáo chủ, bố mẹ, xin lỗi, đồng tiền, gom góp, nức nở, học hành, năn nỉ, giám hiệu, tiếp tục, âm thầm
  • Show commentXem phản hồi
  • -- Add commentGửi phản hồi
Bạn cần đăng nhập thành viên để sử dụng chức năng này

Những tin mới hơn

  • Đám cưới và hạnh phúc (17/01/2014)
  • Đôi dòng cảm nhận về huy hiệu Đoàn và áo thanh niên Việt Nam (17/01/2014)
 
Học tập và làm theo HCM
logodaihoidoan
ngày pháp luật
Văn Bản
Sinh hoạt
6 Bài lý luận
Hiến Pháp
Sinh viên
 
vinades

Đồng diễn Semaphote

Chịu trách nhiệm nội dung: ông Nguyễn Văn Hải - Bí thư Huyện đoàn
Đ/c: Thị trấn Tân Phú, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
Quản trị:
+ Bộ phận văn phòng: Lê Thị Thanh – 0914.915.234
+ Bộ phận tuyên truyền: Nguyễn Thị Tiên – 0974.788.634 ; Email:huyendoanhuyendongphu@gmail.com
+ Công tác thanh thiếu nhi trường học: Vũ Xuân Bình – 0979.365.977 – Email: xuanbinh912011@gmail.com
    Copyright ©2011 Huyện đoàn huyện Đồng Phú
    .